You are currently viewing [Review Phim TL] Sự Thật Về Nghề Cá Bền Vững-Seaspiracy

Seaspiracy-Sự Thật Về Nghề Cá Bền Vững- Phim tài liệu Netflix

1. How fish feel? Cá có cảm giác không?

Có nghiên cứu mới về việt loài cá thực sự có giao tiếp và đưa ra những quyết định dân chủ như nào.
Ví dụ cá trích là loài có giao tiếp kỳ lạ:
– Chúng giao tiếp bằng cách xì hơi. Nếu 60% số cá trích trong đàn xì hơi, nghĩa là đã đến lúc rời đi.
Tôi nghĩ tới nhân loại, nhốt 10 ông vào 1 phòng mà 6 ông xì hơi thì 4 ông còn lại chết trước khi rời phòng.
Có bằng chứng cho thấy cá có sự tò mò, lo lắng, sợ hãi khi thấy các con cá khác bị đưa ra khỏi bể và bị chặt trên 1 cái thớt ngay ngoài bể cá. Đó có thể là thành viên trong gia đình chúng hoặc là cá bạn mà chúng quý dần theo thời gian ở chung.

2. Bạn sẽ thiếu chất gì nếu không ăn hải sản?

– Cái mà bạn thiếu nếu dừng ăn hải sản là: thiếu mọi chất kim loại độc nặng đó: Thuỷ ngân nè, giảm lượng đi-ô-xin nạp vào và các nhóm chất PCB, các ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ khác. Hải sản là nguồn tập trung nhiều nhất các chất ô nhiễm công nghiệp.
– Ko có cá sạch, chỉ có cá bẩn và cá bẩn hơn mà thôi.

3. A-xít béo và Omega 3

Cá không chỉ chứa a-xít béo và Omega 3, mà còn chứa các chất gây ô nhiễm môi trường nhiều hơn lợi ích dinh dưỡng.
Niềm tin phổ biến của chúng ta: cá là nguồn tốt nhất cung cấp a-xít béo và omega 3 cần thiết. Nhưng người ta không nhận ra cá không tạo ra omega 3 và a-xít béo, mà là các tế bào tảo tạo ra chất béo omega 3 và cá nuốt các tế bào tảo đó và a-xít DHA của tảo-thứ mà ta giết cá, ép nát chúng ra và vắt kiệt “dầu cá” để lấy omega 3, thực sự trong đó luôn là dầu tảo.

4. San hô chết vì sao?

Nhiều phim tài liệu đã đưa ra về biến đổi khí hậu ô nhiễm môi trường biển làm san hô chết. Nhưng nguyên nhân chính lại là vì thiếu phân cá. Tại sao thiếu phân, vì đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, câu hát căng buồm với gió khơi. Khi từng đàn cá bơi đến theo 1 luồng thì chúng thải ra 1 lượng phân lớn, san hô hấp thụ phân và sống tươi tỉnh xinh đẹp rạng rỡ, đúng là ngoài lúa tốt vì phân thì còn có san hô nữa nhỉ. Việc quăng lưới bắt cá mẻ lớn đã lấy đi cả đàn cá và cả các chất thải của chúng…
Việc lấy đi cả luồng cá cũng khiến cá mập, cá voi… rơi vào trình trạng kham hiếm thức ăn. Đây là hai loài cá càng cần bảo vệ ở đại dương vì chúng giữ sự sống-cân bằng cho đại dương.

5. Cá hồi màu hồng cam.

Ta cứ tưởng cá hồi màu hồng cam tự nhiên, hoá ra màu thật của cá nuôi là hơi xám. Để tạo màu đẹp cho cá hồi, ngành chăn nuôi cá hồi cho cá ăn chất nhuộm và có thể chọn màu hồng nhiều hay cam nhiều. Vậy là chúng ta đều đang ăn cá hồi hoá học bao lâu.
Cá hồi bị chăn nuôi để mang lại sản lượng lớn trong thời gian ngắn thì sống trong khung lưới tròn chỉ biết điên rồ bơi trong chất thải của mình và bị rận biển tấn công, không còn hình ảnh cá hồi tự nhiên khoẻ khoắn vượt thác để sinh sản nữa.

6. Ống hút nhựa và lưới đánh cá.

Tránh dùng ống hút nhựa là điều tốt, có video nói về rùa biển bị chết bởi ống hút nhựa kẹp trong lỗ mũi. Ống hút nhựa giết chết 1000 rùa biển trên toàn cầu mỗi năm, nhưng riêng ở Mỹ, các tàu đánh cá đã bắt, làm bị thương, và giết ước tính 250.000 rùa biển hàng năm.
Ống hút chiếm 0,03% nhựa trong đại dương, trong khi gần một nửa của rác thải của Thái Bình Dương lại là lưới đánh cá. Ngày nay người ta làm ra những lưới đánh cá siêu to khổng lồ càn quét cả 1 vùng rộng, có những lưới có thể chứa được ít nhất 10 chiếc máy bay dân dụng. Với lượng lưới lưới vét/ dây câu giăng đang được sử dụng: nếu nối thành đường thẳng thì có thể quấn 500 vòng quanh trái đất.
Hình ảnh mình chụp tại Koh Samui-Thailand: lưới bắt cá và ngư cụ bị bỏ lại ven biển.

7. Hấp thụ C02:

Đại dương hấp thụ lượng C02 khổng lồ (khoảng 90%?) và thải ra oxy cho chúng ta, loài phù du ở biển hấp thụ lượng C02 gấp 4 lần so với cây cối.
Đó là 1 số những thông tin mới vừa thú vị vừa đau lòng trong bộ phim tài liệu mới này ở Netflix.
Còn nhiều sự thật khác kinh khủng nữa như chế độ nô lệ trong ngành đánh bắt cá ở Thái Lan, hay thuyền đánh cá xứ Tây Triều Tiên còn lén lút lượn sang hẳn Tây Phi để đánh cá, việc săn cá ngừ lại giết khá nhiều cá heo – dù họ gọi đó là tai nạn, nhưng cá heo lọt lưới đánh cá khá nhiều và khi bị quẳng lại biển thì chúng chết…
Bộ phim tài liệu mới này có nhiều điểm cực đoan và gây khá nhiều tranh cãi và phản đối của ngành thuỷ hải sản (tất nhiên), kể cả 1 số tổ chức bảo vệ mội trường.
– Vậy tại sao các tổ chức Phi Chính Phủ, các tổ chức bảo vệ Đại Dương lại chỉ tập trung truyền thông loại bỏ đồ nhựa thay vì nói thẳng vào vấn đề CẤM ĐÁNH BẮT CÁ THƯƠNG MẠI? Vì nguồn tài trợ cho sự hoạt động của họ là dây mơ rễ má của các tàu Đánh Bắt Cá. Thậm chí rằng Chính Phủ, ồ, Chính Phủ đứng đằng sau một cách nào đó.
Phim có sử dụng một số thông tin đã lỗi thời. Nhưng cũng giành được sự ủng hộ của nhiều nhà khoa học.
Tác giả bộ phim tài liệu này tại 1 shop bán vây cá mập tại Hongkong
Phim nói nếu theo tốc độ đánh bắt cá như này thì tới năm 2048 đại dương sẽ trống rỗng. Đại dương chết thì con người sẽ toi theo. Nhưng nếu các quốc gia điều chỉnh, săn bắt hợp lý và tạo ra những vùng lớn cấm đánh bắt thì đại dương sẽ phục hồi, vẫn còn chưa muộn. Hoặc dừng đánh bắt cá thương mại – tốt nhất hãy để cho BIỂN ĐƯỢC YÊN.
Để bảo vệ biển đại dương, việc của cá nhân chỉ có thể làm được là: DỪNG ĂN CÁ/ HẢI SẢN.
Việc này khá khó với mình, tuy mình ăn hải sản khá ít dù đang sống giữa đảo. Hôm nọ lại còn vừa chén em Tuộc rất ngon. Thôi thì hạn chế ăn cho tới khi ko ăn nữa. Vì dẫu sao cũng toàn ăn chất độc vào người. Mà suy cho cùng có gì là không độc đâu trên trái đất ô nhiễm này, ăn thêm tí độc thêm tí đề kháng vậy hoy. ./.

Leave a Reply