You are currently viewing [Review Phim] OPPENHEIMER

-Bây giờ chúng ta đã trở thành Thần Chết, là kẻ huỷ diệt thế giới-

Đây là phim về cuộc đời của nhà vật lý lý thuyết Robert Oppenheimer, cha đẻ của bom nguyên tử- người đã góp phần phát triển hai quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima và Nagasaki trong Thế chiến II. Mình ghi lại cảm nhận sơ sơ vì phim vẫn chưa chiếu tại Việt Nam:
Âm nhạc xuất sắc: khiến khán giả hồi hộp căng thẳng sợ hãi hoang tưởng và chờ đợi điều gì đó chắc chắn đang đến.
Hình ảnh vụ nổ thử bom nguyên tử: đẹp choáng ngợp và chấn động từ hình ảnh tới âm thanh. Chúng ta miệng ra rả yêu hoà bình nhưng thời khắc quan trọng nhất ta lại mong bom nổ thành công… cho bõ công ngồi xem. May mắn thay đạo điễn không quay gì về vụ nổ thực sự sau đó ở hai thành phố của Nhật.
Thời lượng: Phim dài 3 tiếng, chỉ nói và nói, nói từ ban điều trần tới lớp học tới khu dự án chế bom nguyên tử, khoa học và chính trị đan xen. Không hành động gì nhưng hấp dẫn đan xen quá khứ hiện tại với thoại dày đặc, làm khán giả dính đít trên ghế, bỏ đi tè là mất các chi tiết có thể là quan trọng với mạch phim.
Hai tiếng đầu đợi chờ quả bom chế thành công, đợi chờ vụ thử bom, sự chấn động, ánh sáng, âm thanh khủng khiếp của bom hạt nhân sẽ được thể hiện trên phim của anh Nolan như nào. Một tiếng cuối để xem cha đẻ của bom nguyên tử chiến đấu thế nào trong cuộc điều trần về việc thân cộng sản.
Mỹ ghét cộng sản ăn vào xương tuỷ, thế rồi dân Mỹ vẫn cứ rầm rầm sang lấy vợ cộng sản chắc để cảm hoá bằng con đường truyền giống chăng.
Cú twist cuối phim quả là thú vị dù nó không giật gân, chỉ để nói một điều các nhà khoa học đâu có ngu.
Einstein & Oppenheimer trong phim
Cực kỳ đáng xem nếu thích dòng phim tiểu sử, mà phải ra rạp mới thấy rõ được hiệu ứng âm thanh ánh sáng cảnh quay vụ nổ.
Cillian Murphy: Anh xứng đáng nhận Oscar cho vai J. Robert Oppenheimer.
Xem phim của C.Nolan có chút liên tưởng sang đạo diễn Q. Tarantino: Christopher Nolan và Quentin Tarantino có 1 điểm rất chung là (duy) mỹ hoá về điều nhân loại nói chung muốn tránh: đó là Chiến tranh và Bạo lực.
Nolan với phim Dunkirk và phim Oppenheimer quay chân thực và sống động tới mức khiến khán giả mê đắm các cảnh đánh nhau trên không-trên biển-trên đất liền trong Dunkirk, hay bị mê hoặc bởi hình ảnh vụ nổ thử bom nguyên tử.
Còn anh Quentin các cảnh bạo lực trong phim anh đáng sợ bởi quá chân thực nhưng đồng thời các cảnh quay máu me què cụt sống động với âm nhạc phò tá đẩy nó tới 1 niềm hân hưởng vì vẻ mỹ học của sự tàn bạo đó.
OPPENHEIMER
Phim ra rạp ở Việt Nam vào 11/08/2023 đừng bỏ lỡ nhé!
Trong một diễn biến khác phim Barbie ra rạp cùng đợt với OPPENHEIMER, và đây đúng là đỉnh cao đối lập giữa hai thế giới đàn ông và đàn bà, như một bộ Âm Dương nên xem để làm tăng tính giải trí cho cuộc đời phù du này.
Barbenheimer
Barbenheimer

Leave a Reply