You are currently viewing [Review Truyện] Điều Kỳ Diệu Của Tiệm Tạp Hoá Namiya

Điều Kỳ Diệu Của Tiệm Tạp Hoá Namiya

Namiya Zakkaten no Kiseki – Higashino Keigo

 Tuyệt hay! Chưa mò ra một hạt sạn nào để chê! Cầm quyển sách lên bạn không thể dừng được việc đọc và chỉ mong đừng bao giờ hết.

 Câu chuyện đơn giản thôi:

3 cậu chàng nọ được lần đầu tiên hành nghề đạo chích, trộm được cái xe của chủ nhà rồi tẩu thoát, ai dè cái xe hỏng giữa đường, nên ba chàng phải bỏ xe lại tạm lánh ở 1 căn nhà hoang trong đêm. Căn nhà hoang này chính là tiệm tạp hóa Namiya từ lâu không còn hoạt động. Và bắt đầu 1 đêm thức trắng đầy thần bí, ly kì, đi từ bất ngờ nọ tới bất ngờ kia bắt đầu từ 1 bức thư được gửi tới nhét qua cửa cuốn của tiệm.

Khi còn sống chủ tiệm là ông già Namiya vui tính đã nhận tư vấn cho tụi trẻ qua những lá thư, dù ban đầu tụi trẻ hỏi với ý trêu chọc, nhưng ông trả lời rất cẩn thận, sáng ra dán câu trả lời ở ngoài cửa tiệm để tụi nhỏ đọc. Dần dà có những bức thư xin tư vấn nghiêm chỉnh của cả người lớn nữa. 32 năm trước ông mất đi, tiệm ko nhận tư vấn nữa.

“Điều Kỳ Diệu Của Tiệm Tạp Hoá Namiya” dựng thành phim.

Bỗng nhiên 32 năm sau 3 chàng đạo chích trốn tại đây thì tiệm đã hoạt động trở lại từ 0h sáng ngày 13/9. Họ phát hiện thời gian ngưng đọng khi đóng cửa tiệm, tiệm tạp hóa bỏ hoang nhuốm một màu liêu trai. Ba chàng bỗng trở thành nhà tư vấn bất đắc dĩ cho những bức thư gửi đến từ quá khứ. Từ đây một loạt các tình tiết thú vị, các câu chuyện về những số phận tưởng như rời rạc, tình cờ mà hóa ra đều liên quan mật thiết với nhau như 1 màng nhện, dù không gian thời gian thay đổi đan xen quá khứ và tương lai, tất cả được hiện lên sinh động qua cách dẫn dắt tài tình của Higashino Keigo.

Đêm không ngủ ở Namiya giải đáp thắc mắc tâm sinh lý các lứa tuổi, khiến cho số phận những người gửi thư và cả 3 chàng đạo chích cũng thay đổi theo.

Là Nhật mà không phải Nhật mà các bạn đã làm quen và hình dung qua Haruki Murakami, Junichiro Tanazaki và ngay cả tác giả Higashino Keigo.

“Điều kỳ diệu của tiệm tạp hoá Namiya”: được Trung Quốc dựng thành phim năm 2018

Nếu đọc Haruki bạn cảm thấy như đang nói về một góc sâu xa nào đó của chính mình, cảm nhận sự cô độc bình thản của nhân vật, thỉnh thoảng phải dừng đọc giữa chừng, đọc xong có khi lên cơn tự kỷ không muốn nhìn nhân loại.

Hay Junichiro với văn chương tao nhã ngôn từ giàu tính thơ mang đến những nhân vật đẹp một cách bệnh hoạn và kết thúc bi thì Higashino Keigo tác giả của “Điều kỳ diệu của tiệm tạp hoá Namiya” với giọng kể chuyện giản dị, trong sáng, tình tiết mạch lạc, hấp dẫn sẽ khiến độc giả đã cầm sách lên là không thể bỏ xuống trong sự tò mò háo hức.

Tuy truyện của Higashino khiến mình nhớ tới cách kể chuyện của Haruki và bộ 3 tiểu thuyết 1Q84, vẫn có cái bầu không khí mơ màng hư ảo và nét buồn man mác u trầm rất đặc trưng của các nhà văn Nhật nhưng “Điều kỳ diệu của tiệm tạp hóa Namiya” tươi sáng hơn, thấm đẫm tình người, đặc biệt là 1 kết thúc đẹp, khiến đọc xong bạn sẽ bất giác mỉm cười vui sướng.

“Nếu bản thân họ không muốn sống tốt, không muốn sống hết mình thì dù có nhận được câu trả lời nào cũng thế thôi” – Namiya Yuji.

Truyện đã bán được 1 triệu bản ở Nhật, 1.6 triệu bản ở Trung Quốc. Nhật dựng phim vào 2017 và Trung Quốc cũng dựng phim vào 2018. Có lẽ dẽ dành thời gian xem phim Nhật dựng, chắc sẽ ra cái chất độc lạ của Nhật hơn.

Nguồn ảnh: một số ảnh copy từ Google Images.

–The End–

Cùng tác giả:

Phía Sau Nghi Can X

Sự Cứu Rỗi Của Thánh Nữ

Bí Mật Của Naoko

This Post Has 2 Comments

Leave a Reply