You are currently viewing [Review Sách]: Lược Sử Tương Lai

HOMO DEUS – Lược Sử Tương Lai

1. BẢN THỂ TRẢI NGHIỆM VÀ BẢN THỂ KỂ CHUYỆN

Chúng ta không thể hoàn toàn tin vào quyết định của chính mình được đâu. Vì mỗi con người đều có hai bản thể: bản thể trải nghiệmbản thể buôn chuyện, kết luận dựa trên thí nghiệm của Daniel Kahneman người đoạt giải Nobel kinh tế năm 2002.

Bản thể trải nghiệm là ý thức từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác của ta, nó trực tiếp tham gia vào quá trình tác động từ môi trường bên ngoài. Còn bản thể buôn chuyện thì luôn bận rộn chém gió các câu chuyện về quá khứ và kế hoạch tương lai, nó đi đường ngang ngõ tắt, nó ko kể cả quá trình mà chỉ thêu dệt câu chuyện từ khoảnh khắc cao trào và kết quả cuối cùng.

Lược Sử Loài Người và Lược Sử Tương Lai là bộ sách yêu thích của Bill Gates

Vậy nên khi được hỏi hỏi về trải nghiệm thì chỉ có bản thể buôn chuyện lên tiếng, còn bản thể trải nghiệm thì không có khả năng này, vì nó chả nhớ gì cả, nó ít được tham vấn để đưa ra quyết định lớn.

Bác sĩ nhi khoa nắm rõ điều này nên phòng khám thường có cả hũ bánh kẹo cho lũ trẻ sau khi tiêm đau. Khi bản thể buôn chuyện nhớ lại chuyện khám bác sỹ thì 10 giây vui vẻ cuối buổi khám sẽ xoá đi phút giây căng thẳng đau đớn.

Tiến hoá đã phát hiện ra điều này còn sớm hơn, như phụ nữ sau sinh, dù trải nghiệm sinh đẻ đau đớn tột cùng như 1 cơn sang chấn kinh khủng, bất kỳ phụ nữ tỉnh táo nào cũng chẳng muốn có trải nghiệm lần nữa. Nhưng cuối cơn đau đẻ và những ngày tiếp theo cơ thể tiết ra chất làm dịu cơn đau và tạo cảm giác nhẹ nhõm, phấn chấn, cộng thêm tình yêu với con, khen ngợi từ mọi người và bộ máy tuyên truyền khiến việc sinh con từ một cơn sang chấn thành một ký ức tích cực, dù người mẹ không quên cơn đau nhưng vẫn đánh giá trải nghiệm tích cực.

Bản thể buôn chuyện sử dụng dữ liệu của bản thể trải nghiệm và kèm thêm chiếc kéo kiểm duyệt, cắt xén những khoảnh khắc kinh dị và cho ra là 1 câu chuyện với cái kết có hậu.

Vậy đấy, hãy thận trọng với quyết định của mình.

2. DỮ LIỆU GIÁO (Dataism)

Loài người đã có những bước tiến vĩ đại trong thế kỉ qua: Chiến tranh ngày càng trở nên lỗi thời; nạn đói rất hiếm; bệnh dịch đã dần rút lui trên khắp thế giới. Và giống nòi Home Sapiens đã tiến tới bước kế tiếp, các tôn giáo cũ đã lỗi thời, Home Sapiens chuyển sang tôn sùng 1 tôn giáo mới là Dữ Liệu Giáo. Mọi thứ kết nối với mạng Internet Vạn vật. Chủ nghĩa dữ liệu cắm rễ sâu nhất ở hai ngành: khoa học máy tính và sinh học.

Đơn cử như trường hợp nữ diễn viên Angelina Jolie đã quyết định phẫu thuật cắt bỏ hai bên vú vào 2013, mẹ và chị của cô đều mất trẻ về ung thư vú. Joile có 1 bài kiểm tra di truyền chứng minh cô đang mang 1 đột biếm gene nguy hiểm có khả năng phát ung thư vú là 87%, dù lúc đó cô hoàn toàn ko bị ung thư nhưng cô vẫn quyết cắt.

Điều thú vị khi chú ý tới vai trò cốt tử của thuật toán trong trường hợp của Joilie. Khi phải đưa ra quyết định quan trọng nhường đó, cô không trèo lên núi nhìn ra đại dương ngắm mặt trời lặn chìm vào con sóng để nỗ lực kết nối với những cảm xúc thầm kín nhất của mình. Thay vào đó Jolie thích lắng nghe các gene của mình hơn, qua những giọng nói được thể hiện bằng các con số chứ không biểu hiện bằng cảm xúc. Cảm xúc bảo:

– Thư giãn đi mọi chuyện ổn mà.

Nhưng các thuật toán máy tính của bác sỹ lại nói khác:

– Giờ cô ko thấy có gì bất thường, nhưng có 1 quả bom hẹn giờ đang kêu tích tắc trong ADN của cô đấy. Hãy làm gì đó đi – ngay bây giờ!!!!

Trong hàng triệu năm cảm xúc là thuật toán quan trọng nhất thế giới, nhưng vào thế kỷ 21, cảm xúc không còn là thuật toán tốt nhất nữa. Các thuật toán của Google và Facebook không chỉ biết đích xác bạn cảm thấy gì, mà còn biết tỉ thứ khác về bạn mà bạn chẳng hề hay biết, chúng hiểu bạn hơn người thân bạn bè.

Cho nên thôi vụ “lắng nghe cảm xúc bản thân” như chủ nghĩa nhân văn từng ra lệnh đi, mà giờ “hãy lắng nghe các thuật toán, chúng biết bạn cảm thấy sao” mà chủ nghĩa dữ liệu ra lệnh.

Chúng ta cố tạo ra Internet Vạn Vật với hy vọng nó mang đến sức khoẻ, hạnh phúc và quyền lực. Nhưng một khi Internet vạn vật thực hành trơn tru rồi chúng ta có thể sẽ bị giảm biên chế. Kết quả chủ nghĩa dữ liệu đe doạ đối xử với Home Sapiens đúng như cách Sapiens đối xử với các loài động vật khác.

Harari nêu ra rằng những tiến triển của con người hướng tới “niềm vui sướng, sự bất tử và tính thần thánhBill Gates review cuốn Homo Deus Lược Sử Tương Lai: Nếu một ngày loài người không còn việc để làm - BlogAnChoi” vốn đã gắn liền với bất bình đẳng bởi vì một vài người sẽ vượt được lên đầu và rất nhiều sẽ bị bỏ lại. Harari dự đoán về một tương lai bệnh viện không phải là nơi chữa bệnh đại trà mà sẽ là nơi “nâng cấp” giống nòi cho một số ít người ở tầng lớp trên nhờ vào công nghệ gene và sinh học, trở thành giống loài thần thánh “Homo Deus”- loài hướng tới sự vui sướng bất tử và tính thần thánh, bỏ lại những người ở tầng lớp thấp hơn là Homo Sapiens.

Tác giả

Trên kia là một số tóm tắt từ 1 số chương trong Home Deus, còn cả núi câu chuyện dữ liệu được viết ra với cách nhìn mới mẻ, sắc sảo, sâu sắc, pha chút hài hước và có phần lạnh lùng khắc nghiệt với Chúa. Ai là fan Chúa có lẽ không nên đọc.

Quyển này còn thú vị hơn quyển 1: Lược Sử Loài Người. Bởi vì nó đang nói tới thời hiện tại của chúng ta với những xu thế hợp lý sẽ xảy ra trong tương lai gần xa, mà thực tương lai đó đang xảy ra rồi ngay ở khoảnh khắc này chúng ta đang sống trong thế giới của Big Data, chủ nghĩa dữ liệu.

Cuối cùng hãy thử nghĩ về một trong những câu hỏi quan trọng mà tác giả đặt ra:

– Điều gì sẽ xảy ra với xã hội, chính trị và đời sống hằng ngày khi các thuật toán phi ý thức nhưng trí tuệ cao biết ta rõ hơn ta biết chính mình?

*****

Các bạn có thể tìm đọc sách tại đây nhé.

#LượcSửTươngLai
#Yuval_Noah_Harari
#LòLuyệnYêuTinh

Leave a Reply