You are currently viewing [Review Sách] Sống Thanh Thản Như Người Thuỵ Điển
SỐNG THANH THẢN NHƯ NGƯỜI THỤY ĐIỂN.
Margareta Magnusson

Trước đây tui luôn nghĩ mẹ tui là hậu duệ của người Nhật về độ sạch sẽ, ngăn nắp; đọc tới bộ 20 Bí mật sành điệu từ Madam Chic (gái Mỹ viết về gia đình Paris) tui nghĩ mama chắc ngấm Pháp từ trong máu, giờ đọc xong quyển này tui nghĩ chắc bả từng là người Thụy Điển ở 1 kiếp nào đó.Margareta Magnusson là 1 nữ họa sỹ Thụy Điển độ tuổi đâu đó giữa 80-100, đây là tác phẩm đầu tay của bà. Margareta chia sẻ:
“Chúng ta biết chắc chắn một ngày nào đó chúng ta sẽ chết. Việc dọn dẹp trước cái chết không phải là điều đáng buồn. Tôi muốn đó là một công việc vui vẻ và thú vị”. Độ tuổi làm điều này có thể từ 65 hoặc từ bất kỳ lứa tuổi nào.”

Người Thụy Điển có một thuật ngữ là “döstädning”. Trong đó “dö” có nghĩa là chết, còn “städning” có nghĩa là dọn dẹp. Nguyên tắc là việc dọn nên được thực hiện trước khi những người khác phải làm điều đó cho bạn.

Trong sách có 1 chương rất thú vị: Cách “döstädning” với những món đồ nguy hiểm và bí mật. Nghe đã thấy nguy hỉm kứt thứt!

Như dọn đồ cho ông nội sau khi mất mới biết ông có bộ đồ lót nữ giấu sâu dưới đáy quần áo, hay ông bố giấu cả thùng thuốc độc trong nhà từ thời thế chiến thứ 2. Có những món đồ bí mật đen tối ko sao, nhưng hãy giảm bớt số lượng trước khi từ giã cõi đời, để không gây sốc, không chiếm dụng thời gian của con cháu- người sẽ giúp döstädning cho ta:

Vì thế hãy cứ giữ món đồ chơi tình dục yêu thích của bạn nhưng vứt hết mấy chục món tương tự đi.
Đọc đến đây chột dạ phết :D. Còn chị bạn hóm hỉnh của mình nói:
Nếu bạn thích thì cứ xài Trym giả nhưng chỉ cần lưu một cái, thay vì bộ sưu tập 15 chiếc.
Margareta Magnusson
Nữ hoạ sỹ Margareta Magnusson
Margareta Magnusson không hướng tới tối giản, mà hướng tới vừa đủ. Sách hướng dẫn các bước phân loại đồ đạc, giữ cái gì, bỏ cái gì, gọn gàng ngăn nắp như nào, loại theo thứ tự nào cho dễ dàng ví như nên bắt đầu từ quần áo, tới đồ gia dụng, còn sách, ảnh thì để cuối cùng. Những cái nào chưa mặc tới thì tặng ai phù hợp, làm từ thiện, hoặc bán, những cái nào có nhiều dấu ấn kỷ niệm có thể giữ lại hoặc tặng cho 1 ai đó trong gia đình.

Bà học được từ mẹ mình cách đánh dấu ghi chú về việc cần làm gì với các món đồ, để sau này lỡ có quy tiên, con cháu sẽ biết cái nào cho ai gửi đi đâu. Quá trình “döstädning” không cần vội vàng, cứ làm từ tốn, có khi đủng đỉnh hàng tháng trời.

Tuổi Bà ở đâu đó từ Tám thập đến Một trăm, nên nội dung sách không chỉ là hướng dẫn sắp xếp cho đi một cách tinh tế, cách buông dần Tối Đa chuyển qua Tối Giản, mà chúng ta được nghe những trải nghiệm của bà, giản dị, sâu sắc, văn minh và trách nhiệm đúng như tính cách của người Bắc Âu.

Các bạn đang muốn tìm hiểu thêm về cách sống đơn giản, tối giản, thử tìm đọc quyển này xem sao.

Sưu tầm một số câu bình luận trên mạng về sống đơn giản:

– “Dọn dẹp đồ đạc cũng là dọn dẹp tâm trí”-

– “Muốn ít hơn, sẽ buộc phải trân trọng những thứ mình đang có, bạn sẽ ít bị ràng buộc bởi ham muốn ngày càng gia tăng một khi được đáp ứng. Và rồi bạn sẽ nhận lại được nhiều hơn bởi sự vừa đủ chính là cân bằng”.

– “Chỉ giữ lại những gì thực sự mang lại niềm vui cho bạn và những người thân yêu”

Nội dung tương tự:

Tham khảo review “Lối Sống Tối Giản Của Người Nhật” tại đây.

Tham khảo review “Nghệ Thuật Bài Trí Của Người Nhật” tại đây.

Hình ảnh: Google Images
—The End—

This Post Has 2 Comments

Leave a Reply