You are currently viewing [Review Sách]: Cửa Hiệu Tự Sát

CỬA HIỆU TỰ SÁT (2007)– Le Magasin des suicides-(The Suicide shop).

☠️ Slogan của Cửa Hiệu Tự Sát nằm trong khu phố Những Tôn Giáo Bị Lãng Quên:

– Quý Khách đã thất bại trong cuộc sống? Đến với chúng tôi, quý khách sẽ thành công trong cái chết.
– Chết có 1 lần trong đời, hãy làm 1 lần để đời.

☠️ Một cửa hiệu 10 đời kinh doanh các mặt hàng phục vụ cho việc tự sát rất sáng tạo với nhiều chiêu thức bán hàng độc đáo, hàng khô, hàng tươi đủ cả. Ở đây kinh doanh các sản phẩm giúp khách hàng tự tử theo các giá khác nhau tùy túi tiền, từ những vụ tự tử từ bình dân tới sanh chảnh, cool, tinh tế, độc đáo, từ những sản phẩm phục vụ tự tử quen thuộc như: dây thừng treo cổ, đeo đá nhảy cầu, đạn, kiếm rạch bụng kiểu samurai quý tộc, hay kiểu hít độc dược nữ tính, hoặc xài bcs thủng để nhiễm bệnh lây qua đường tình dục và hài hước nhất là cái chết mang tên “Death Kiss” từ chính cô con gái chủ tiệm, mọi người tới tự tử trả tiền cho 1 nụ hôn với cô gái rồi ra về để chết (đọc truyện để biết cụ thể về Death kiss nhé)🤤💋👻.

☠️ Gia đình ông bà Tuvache chủ cửa hiệu có 3 đứa con: cậu cả là Vincent, cô chị hai là Marilyn, cậu con út là Alan và cậu con rể tương lai Ernest đều lấy tên từ những nhân vật có thật đã tự tử: Vincent Van Gogh, Marilyn Monroe, Alan Turing, Ernest Hemingway. Mọi địa danh hay bài hát gắn liền với câu chuyện đều liên quan tới các nhân vật có thật đã tự tử.

 

 

 

 

 

Một cửa hiệu tăm tối u buồn không bao giờ có ánh nắng lọt vào, truyền đời không bao giờ cười, luôn xem những bản tin thời sự bi kịch tiêu cực như tình hình khủng bố, thảm họa môi trường, người chết, tội ác, thua cuộc, thất bại… Cửa hiệu ko bao giờ chào tạm biệt khách hàng mà luôn nói câu vĩnh biệt khi khách rời đi.

☠️ Ấy vậy mà do thử nghiệm mặt hàng bao cao su với nhiều lỗ thủng hai vợ chồng Tuvache đã tạo ra cậu út Alan. Cậu là nhân vật trái khoáy trong gia đình, sinh ra đã tươi cười và luôn nhìn thấy mặt tích cực của vấn đề:

– Chúng tôi bắt nó xem thời sự trên tivi để cố làm nó xuống tinh thần, nhưng nếu một chiếc máy bay chở 250 hành khách bị tai nạn và 247 người tử nạn, nó chỉ nhớ con số thoát chết (bà mẹ giả giọng nó):

– “Ồ mẹ ơi, mẹ có thấy cuộc đời thật là đẹp không? Ba người rơi từ trên trời xuống và họ không bị làm sao?”. 

☠️ Giữa một ngôi nhà u ám nhắc nhở mọi người đến để chết cho trọn, thì Alan là 1 luồng sáng tích cực hiếm hoi, nỗ lực phá hoại các mặt hàng của cửa hiệu trong bí mật. Và ngần đó năm dần dần gia đình u ám luôn mong được chết này đã thay đổi theo hướng tích cực và dần có nụ cười. Từ cậu anh trai có tài phát minh luôn đau đầu đã dần hết đau khi nghe bản nhạc vui nhộn của em trai, từ cô chị gái luôn mặc cảm và bị mẹ nhắc đi nhắc lại rằng mình xấu xí béo ú đã luôn được sự khen ngợi từ Alan, đến 1 lúc nhận ra vẻ đẹp phồn thực của mình và tìm thấy hạnh phúc, bà mẹ đã mỉm cười nấu những món do hời hợt mà thành ngon chứ ko phải những món ăn vào là muốn tự sát, hay ông bố sau thời gian dài trầm cảm đã nổi điên khi nhận ra cửa hiệu tự sát đã đổi thành cửa hiệu bán bánh vui nhộn, nhưng cuối cùng đã đồng ý với sự thay đổi đó.

“Cửa hiệu tự sát” bản hoạt hình

☠️ Những tưởng sẽ là một cái kết sáng sau khi trầm mình trong u tối vì những lý do tự tử lãng xẹt thì cái kết đột ngột ở dòng cuối cùng khiến mình bị hẫng dù trong thâm tâm vẫn thấy ko yên vì tác giả đã có nét gài gắm trước đó…Song hóa ra sự buông tay khỏi sợi dây của Alan khi mọi người kéo cậu lên lại thành hợp lý, dù sao cậu cũng vẫn là sản phẩm của gia đình này. Cái chết khiến quyển sách mang tầm giá trị khác hẳn.

Hình ảnh Cửa hiệu tự sát trong phim hoạt hình cùng tên

☠️ Có lẽ trong ngần đó năm trời Alan đã nhiễm “bệnh” gia đình, từ con người lạc quan dần trở thành bi quan nhưng vẫn muốn khích lệ mọi người bằng nụ cười trên môi, để trong sâu thẳm hóa ra cậu lại là người muốn chết hơn cả nhà.

☠️ “Cửa Hiệu Tự Sát” vẫn với sự dí dỏm và châm biếm đặc trưng không thể thiếu của dân Pháp. Đọc xong chắc những người đang định tự tử chắc sẽ bỏ ý định và thấy cuộc sống này đáng sống dù đôi khi thân phận con người cũng phi lý như sự tồn tại của họ.

☠️ Truyện đã được dựng thành phim hoạt hình của Pháp năm 2012, bản phim hoạt hình sáng tạo thêm nhiều thứ, đơn giản hơn truyện rất nhiều, khắc họa nhân vật không rõ nét như truyện và kết thúc vui vẻ dù vẫn có 1 nét thoáng u ám cuối phim…Với tác phẩm này mình thấy đọc truyện hay hơn xem phim.

🇯🇵️PS: Năm 1993 cuốn “Sổ tay tự tử toàn tập” ra đời đã gây chấn động toàn nước Nhật và lan sang toàn vùng Đông Á. Sách bán được hơn 1 triệu bản. Nội dung dạy kĩ lưỡng về các cách tự tử, rồi chết kiểu gì thì xấu, kiểu gì thì đẹp. Đồng thời 1 làn sóng phản đối cuốn này cũng mạnh mẽ không kém. Dù tác giả thanh minh rằng:

– Nếu đã sống thì sống tự tại, mà nếu đã chết thì phải chết ung dung.

 

Sách bị liệt vào dạng sách cấm: cấm xuất bản, cấm tiêu thụ, cấm tuyên truyền với bất kỳ hình thức nào tại khu vực châu Á.

Nếu hứng thú, các bạn có thể tìm đọc tại Lazada.

Nguồn ảnh: internet

*****

#Cửa_hiệu_tự_sát
#Le_Magasindes_suicides
#The_Suicide_shop
#Jean_Teulé

Leave a Reply