You are currently viewing [Review Sách]: 21 Bài Học Cho Thế Kỷ 21 (part 1)
Có màu móng mới nên đọc sách hay :D.

Đoạn trích 1

“Chứng kiến người ta dành vô số thời gian xây đắp và đánh bóng một bản thể hoàn hảo trên mạng, rồi bị chính sáng tạo của mình hấp dẫn và đánh đồng nó với sự thật về bản thân quả thật vừa thú vị, vừa kinh hoàng.

Tác giả Yuval Noah Harari

Do đó nếu thực sự muốn hiểu mình, bạn không nên đánh đồng mình với tài khoản FB của mình hay câu chuyện bên trong của chính mình về bản thể. Thay vào đó bạn nên quan sát dòng chảy thực sự của thân thể và tâm trí. Bạn sẽ thấy những suy nghĩ, cảm xúc và khao khát xuất hiện và biến mất mà chẳng có mấy lý do và mệnh lệnh của bạn, cũng như cơn gió vô tình thổi từ hướng này hay hướng khác đến làm tóc bạn rối tung. Vì bạn không phải là một cơn gió nên bạn cũng không phải là mớ rối rắm những suy nghĩ, cảm xúc và mong ước mà bạn trải nghiệm; chắc chắn bạn không phải là câu chuyện sạch sẽ mà chính bạn kể về chúng sau khi nhìn lại. Bạn trải qua tất cả, nhưng bạn không kiểm soát chúng, bạn không sở hữu chúng và bạn không phải là chúng.

Mọi người hỏi: “Tôi là ai?” Và hy vọng được kể cho nghe 1 câu chuyện. Điều đầu tiên bạn cần phải biết về mình, đó là bạn không phải là một câu chuyện.”

Bài học số 22 sau khi đọc xong đoạn này:

– Tôi là ai? Tôi cần kể một câu chuyện về mình mà trong đó phủ nhận rằng tôi là một câu chuyện. 😀

Đoạn trích 2

Ta nhận ra ta không thể kiểm soát thế giới bên ngoài cơ thể. Ta không quyết định khi nào trời mưa. Rồi ta nhận ra ta không kiểm soát được những gì xảy ra bên trong cơ thể. Ta đâu kiểm soát được huyết áp của mình. Tiếp theo, ta hiểu ra ta thậm chí không chi phối được bộ não của chính mình. Ta không bảo được các nơ-ron khi nào cần truyền tín hiệu. Điều đó khó hơn nhiều. Cuối cùng, ta cũng nên nhận ra ta không kiểm soát được các ham muốn hay cả các phản ứng của ta đối với những ham muốn đó.

Nhận ra điều này có thể giúp chúng ta trở nên ít ảm ảnh với ý kiến, cảm xúc và ao ước của mình hơn. Con người thường đặt vào các khao khát của mình nhiều sự quan trọng đến nỗi chúng ta cố kiểm soát và định hình cả thế giới theo các khao khát đó.

Bài học số 23:

Ham muốn, phản ứng với ham muốn…  chỉ là những phản ứng sinh hoá, nó đến rồi đi.

Tắt tiếng nói đạo đức trong tâm trí bạn, và tận hưởng các phản ứng sinh hoá này đi! Đừng lo, nó không phải là bạn 😉

Tác giả Yuval Noah Harari

Đoạn trích 3

Chủ nghĩa tự do đã chối bỏ mọi màn kịch vũ trụ, nhưng lại tái tạo màn kịch trong mỗi con người: vũ trụ không có cốt truyện, vì thế con người phải tạo ra cốt truyện và đây là nhiệm vụ và ý nghĩa của cuộc đời chúng ta. Hàng ngàn năm trước đạo Phật đã đi xa hơn bằng cách phủ nhận mọi màn kịch vũ trụ và cả chính màn kịch bên trong do con người tạo nên nữa. Đạo Phật nói rằng: vũ trụ không có ý nghĩa và cảm xúc của con người cũng không mang ý nghĩa nào cả. Chúng chỉ là các rung động thoáng qua, xuất hiện và biến mất chẳng vì mục đich gì cụ thể. Đây là sự thật. Hãy chấp nhận đi.

… Thế nên theo Phật, cuộc đời là vô nghĩa và con người không cần phải tạo ra bất cứ ý nghĩa nào. Họ chỉ cần nhận ra rằng không có ý nghĩa nào cả và từ dó được giải phóng khỏi những khổ đau do quá ràng buộc và gắn mình với những hiện tượng trống rỗng.

– “Tôi nên làm gì?” người ta hỏi và Phật khuyên:

– “Không làm gì. Tuyệt đối không gì cả”.

Toàn bộ vấn đề ở chỗ chúng ta liên tục làm một cái gì đó. Không nhất thiết ở phương diện vật lý, chúng ta có thể ngồi bất dộng hàng giờ với đôi mắt nhắm nghiền, nhưng ở phương diện tâm lý, chúng ta vẫn đang cực kỳ bận rộn sáng tác ra những câu chuyện và bản ngã, chiến đấu và chiến thắng. Để thực sự không làm gì có nghĩa là cả tâm trí cũng phải không làm gì và không tạo ra cái gì.”

Thĩnh

Bài học số 24: Nằm thĩnh cũng là một loại năng lực, Phật nhề!

(Còn tiếp)

Nếu bạn thích tác giả này hãy tìm đọc tại đây, hoặc quét mã QR bên phải màn hình.

Ngoài ra các bạn có thể tìm đọc hai cuốn đã xuất bản trước đó cùng tác giả là  Lược Sử Loài NgườiLược Sử Tương Lai để hiểu sâu hơn về các khái niệm thuật ngữ mà Harari dùng trong 21 Bài Học Cho Thế Kỷ 21 nhé.

Tham khảo review Lược Sử Loài Người tại đây.

Tham khảo review Lược Sử Tương Lai tại đây.

Leave a Reply