THE YEAR EARTH CHANGED 2021 – Năm Trái Đất Hồi Sinh. Apple TV
Năm 2020 là năm thú dzị trong lịch sử nhân loại quý dzị ơi, nó có vẻ tuyệt dzọng với loài người, nhưng tuyệt diệu với các loài sinh vật. Tuy nhiênnnn…
Loài người đã thực hiện một bộ phim tài liệu ngắn gần 50 phút về các chuyến thăm đến các địa điểm 5 châu từ tháng 3/2020 và kết thúc một năm sau đó. Giờ đây chúng ta có một bộ phim tài liệu xúc động về một năm thay đổi mạnh mẽ của hệ sinh thái và con người với giọng đọc truyền cảm chứa chất 95 năm kinh lịch của Sir David Attenborough.
Lệnh lockdown kéo dài ở khắp thế giới, từ các địa điểm du lịch lừng danh luôn từng nghẹt kín người, các thành phố đông đúc ngựa xe như nước áo quần như nêm, tới những nơi ô nhiễm trầm trọng hàng thập kỷ, ngay cả ở nơi hoang dã như xa mãi Châu Phi … đã tạo nên điều kỳ diệu gì?
SỨC MẠNH CỦA TĨNH LẶNG
– Âm thanh giao thông giảm 70% giúp một số loài én tại Vịnh California nghe thấy tiếng gọi rủ rê giao phối của nhau.
– Siêu mẫu báo săn, với tốc độ chạy nhanh nhất trong các loài động vật, có thể lên tới 120 km/h, sắp tuyệt chủng. Báo săn cái được coi là bà chúa lăng nhăng nhưng lại là single-mom tuyệt vời sinh con ko kịp với tốc độ săn bắn của loài người, đã thế lại khó sinh con vì bị dồn vào khu bảo tồn nhỏ hẹp phải cạnh tranh với sư tử linh cẩu. Khi có con thì lại bị các đoàn xe du lịch với tiếng ầm ĩ của động cơ và hàng loạt tiếng lách tách của máy ảnh, khiến cho bà mẹ đơn thân chân dài bụng thon này khó gọi con nhỏ tới ăn con mồi mình săn được, dẫn đến nguy cơ dễ bị bọn sư tử linh cẩu đi qua cướp mồi, hoặc chén con thơ ở xa, tới 95% báo con ko sống nổi tới tuổi trưởng thành vì bị sư tử và linh cẩu xơi tái.
Khi loài người bị nhốt lại, báo săn chỉ việc gọi con 2-3 tiếng khéo léo là chúng có thể nghe thấy dù cách đó vài trăm m, và lần đường tìm đến chỗ mẹ để chén con mồi. Mang lại hy vọng tăng trưởng số lượng siêu mẫu vận động viên chạy nước rút nhanh nhất trái đất này.
– Cá voi lưng gù ở vịnh Alaska nói chuyện với nhau nhiều hơn và hiệu quả hơn vì các thuyền lớn vắng bóng, giờ đây chúng có thể nghe thấy nhau dễ dàng giống như từ 1 quán bar ầm ỹ nay chuyển thành quán cà phê yên tĩnh, nói nhỏ cũng nghe được. Cá voi mẹ yên tâm để con nhỏ ở nhà còn mình đi săn cá cùng bầy, có bất kì chuyện gì cá voi con cũng có thể gọi mẹ về cứu dễ dàng vì lúc này sự yên tĩnh giúp cá voi mẹ nghe được hiệu quả hơn.
KHÔNG CÒN HOẠT ĐỘNG CỦA LOÀI NGƯỜI
– Ô nhiễm không khí giảm xuống, tháng 3/2020 người dân ở Jalandhar – Bắc Ấn Độ đã nhìn thấy dãy Himalaya lần đầu tiên sau 30 năm “mất tích”. Hoá ra nó vẫn sừng sững ở đó cách khoảng 200km, mà bao năm sương khói bụi mờ trần gian đã che phủ cho tới khi chả ai ra khỏi nhà nữa. Người dân hân hoan hô núi kìa núi kìa… Mình vẫn nhớ cảm giác khi nhìn thấy Himalaya từ Tân Cương miền Tây TQ, khi xe đi xuyên sa mạc trống trải mênh mông, thấy xa tít đường chân trời là 1 bức tường sừng sững cao vút gồ ghề chóp trắng mờ hiện lên, mọi người trên xe cũng nói tương tự núi kìa…Vào lúc đó đúng cảm giác sến súa là thấy mình bé nhỏ như hạt các sa mạc đến rồi đi chớp nhoáng ở cõi đời.
– Việc các bãi biển ở Florida vắng hoàn toàn vào năm 2020, đã giúp giống rùa biển đỏ sắp tuyệt chủng trở về vùng biển mà chúng sinh ra và đẻ trứng nhiều nhất trong vòng 1 thập kỷ qua mà ko lo bị con người giẫm đạp lên trứng. Rùa con chào đời thuận lợi và tìm ra biển an toàn.
– Khi bê tông hoá hết thì loài Hươu ở Nara ở Nhật Bản phải dựa vào cái cúi đầu thành kính để có món bánh gạo của khách du lịch ăn qua ngày thì giờ đây khu đền vắng bóng khách tham quan, người dân lo sợ chúng sẽ bị chết đói. Nhưng một bô lão hươu đã họp bầy kể rằng “once upon a time in Nara có một bãi chăn thả cách đây tầm 2km”. Thế là đàn hươu đi lang thang trong các con phố ma, qua các dãy nhà đóng cửa im ỉm và kì diệu thay địa điểm chăn thả đó vẫn còn 1 khoảnh vườn xanh, với cỏ cây đúng chuẩn thức ăn lành mạnh tốt hơn hẳn so với bánh gạo…
– Hay những chú con chim cánh cụt thống trị những con đường vắng ở Cape Town, còn đi lang thang qua quán cà phê nổi tiếng Penguino (nghĩa là đảo Chim Cánh cụt ). Chúng kiếm mồi ở độ sâu 80m dưới nước, trước kia chúng phải bơi ngoài xa đợi tới tận chiều tối khi vãn khách mới mang cá lên bờ cho bầy con thì giờ đây chúng có thể mang lên cho con nhỏ ăn ngay, thậm chí phục vụ ngày ba bữa, con nhỏ khoẻ mạnh hơn và báo hiệu một mùa sinh sản thành công.
Động vật phát triển tốt hơn khi không sự can thiệp của con người: giao thông, ô nhiễm tiếng ồn và du lịch. Nhưng điều đó không có nghĩa là loài người cần biến mất dù sự tồn tại của nhân loại vốn cũng đã rất kỳ lạ. Các phim tài liệu của Sir David cũng từng nói, chúng ta chỉ cần học cách chung sống với nhau. Loài người hợm hĩnh đừng nghĩ mình là cái rún của vũ trụ này húng lên là đòi chinh phục thiên nhiên. Khiêm nhường coi mình là một phần của nó, nhường nhịn các loài để cùng phát triển. Dù sau này mọi việc bình thường trở lại, có thể áp dụng giờ giới nghiêm từng khu vực thích hợp theo một khung giờ nhất định, ở biển cả có thể tính việc hạn chế tầu thuyền lớn vào những thời điểm nào…
Phim kết thúc một cách rất hoà bình: các nông dân ở Ấn Độ thay vì xua đuổi bầy voi tới ăn phá rẫy của họ hằng đêm thì đã chọn cách chung sống hoà thuận với voi, bằng cách trồng 1 khu vực cỏ cây riêng cho loài voi, chào đón loài voi tới. Và voi đã tới đã ăn mà không hề phá ruộng rẫy của người dân nữa.
Các bạn có Apple TV thì hãy xem, cảm động, tươi sáng, ngắn gọn, ít con số thống kê. Xem xong đừng ghét nhân loại mà xem tiếp “Tiny World”-Thế Giới Tí Hon, là 1 sê-ri ngắn 7 tập quay cận cảnh tuyệt đẹp, mỗi tập 20 phút về các loài sinh vật tí hon cực hay, yêu, ngộ nghĩnh, kì quái, và hữu ích…và lúc này thấy hối tiếc vì đã trót làm người cũng chưa muộn. 😀
Hình ảnh: Google Images
–The End–