Năm 1600, Nàng kỹ nữ Kiku-nhân viên toàn thời gian của phòng trà Liễu Giới nói với khách village-play:
Nơi chúng ta đang ở là chốn riêng tư, tăm tối….nếu người ta muốn tăm tối.
Một cô nương không thể ngoảnh mặt làm ngơ khi người khác chịu khổ. Vì sao Liễu giới là một trong những nơi đáng quý nhất của sự sống?
Những người đến chốn này đều muốn quên đi điều gì đó, là sự u buồn, thống khổ, khó nhọc, thất vọng. Hầu hết đến đây để giải thoát khỏi sự u buồn, thống khổ, khó nhọc hay thất vọng.
Tỳ nữ mang đến sự khuây khoả và an tâm để tạo nên một khoảnh khắc hoàn hảo mà ngài muốn hoàn toàn đắm chim vào đó. Đưa ánh mắt vào thứ ngài khát khao. Bản thể loã thể của tỳ nữ như chính bản thân tỳ nữ không có gì ngăn trở chúng ta.
Thỉnh cầu ngài bước vào sự cởi mở của tỳ nữ, hãy đến bên tỳ nữ.
Đây là 1 cảnh trong tập 6 ở tea-room Liễu Giới. Kiku là kỹ nữ được khát khao nhất vùng. Đoạn trên là khúc dạo đầu của Kiku với Hoa tiêu-Hộ Kỳ Sư John. Khi John được thưởng 1 đêm mây mưa bên gối với nàng, nhưng ngôn ngữ bất thông, Đại tướng quân đã cử người phiên dịch tâm phúc là Lady Mariko tới làm nhiệm vụ chuyển ngữ. Trớ trêu là Mariko và John đã tình trong như đã mặt ngoài còn e vì hai bên đều đã có gia đình.
Kiku đã mở đầu bầu không khí có phần căng thẳng, ghìm nén trong phòng trà u trầm bằng phần mời trà ý nhị. Qua chất giọng thỏ thẻ khêu gợi đặc trưng của gái Nhật, và phần phiên dịch của Mariko, bầu không khí dần chuyển biến.
Phần thoại đưa đẩy dẫn dắt dần lên từng cung bậc cảm xúc vừa tình tứ khêu gợi vừa u nhã, giúp người ta tạm quên đi những ẩn ức u sầu kìm ném.
Anna Sawa (vai Mariko) diễn xuất cực tinh tế đoạn này. Giọng dịch của nàng từ đều đều, căng thẳng, dần mềm mại, đôi mắt đen thẳm bí ẩn của nàng đi từ vô cảm sang ấm áp, chất chứa cảm xúc long lanh, ta còn nghe thoảng như có hơi thở nhẹ như tiếng rên khẽ của nàng.
Lời của Kiku là chìa khoá giải thoát cho Mariko, giúp nàng bộc bạch nỗi lòng, nói hộ tâm sự của người trong cuộc. 3 người ngồi quây bên bàn trà, không một mảnh da thịt nào hở ra, không một cái động chạm, dưới ánh sáng mờ ảo như ca tụng bóng tối, tạo nên một bầu không khí mơ hồ ái muội chứa chất nhục cảm bị trói buộc đang chực tuôn trào.
Mariko gần như đã khóc khi dịch tới câu cuối: thỉnh cầu ngài bước vào sự cởi mở của tỳ nữ, hãy đến bên tỳ nữ… Không phải nàng khóc vì ghen tuông đau khổ, mà là sự rung cảm bởi câu chữ của Kiku mà nàng đang dịch lại, nàng được đả thông, cởi trói khỏi cảm xúc.
Cuối cùng Kiku mời John vào phòng riêng, lúc đứng lên John đã nắm tay nàng, một cái chạm nhẹ, lướt dần rồi tuột đi. Mariko ko đáp lại cũng không đẩy đi, bàn tay nàng giữ nguyên tư thế khép kín thẳng băng, nhưng cái động chạm nhẹ nhàng đó đã đủ như một bầu trời ái ân.
Đây là một bộ phim 10 tập ca ngợi về VẺ ĐẸP CỦA CÁI CHẾT. Càng về sau càng hay, không có đại cảnh hoành tráng nhưng rất duy mĩ, các nhân vật chính phụ đều sắc nét.
Tinh thần võ sĩ đạo của văn hoá Nhật là điểm nhấn ấn tượng khiến mình vừa kính nể vừa khó lòng chịu nổi vì tính cực đoan có phần “thần kinh” của nó. Nền văn hoá tôn sùng cái chết, coi cái chết là cao cả.
Tinh thần võ sĩ đạo ấy thể hiện khắp trong phim như lời nàng Technique-Girl Kiku khi nói về trà đạo với đàn em:
– Khoảnh khắc mà ấm trà hiện diện mạnh mẽ nhất chính là lúc nó biến mất.
Hay Mariko nói về hoa:
– Flowers are flowers because they fall – Hoa chỉ là hoa khi hoa rơi.
Nói về Võ sĩ đạo là nói về cái chết và sự hiện diện mạnh mẽ nhất của sinh mạng là vào lúc chết đi.
Ai cũng sống để hướng về cái chết, và chết để trường sinh. Không ai sống trong hiện tại này, mọi thứ chỉ là sự đau đớn về quá khứ như Mariko ngày đêm ước được chết và tham vọng bí mật về tương lai của lãnh chúa Toranaga, hay như John chỉ mong ước lấy lại con thuyền rồi rời Nhật bản.
Duy Liễu Giới là nơi duy nhất tạo ra một hiện tại hoàn hảo cho những người sống trong quá khứ và tương lai, dù hiện tại ấy đôi khi chỉ là một khoảnh khắc ngắn ngủi đầu ấp tay kề bên American-Girl of Tea-room. Hãy đến đây sống trong thực tại này không ai khinh thường bạn đâu.
Phim tuyệt hay, mình nhớ nó mất mấy ngày sau khi xem hết, vừa mong có tiếp đồng thời lại thấy kết thúc ở đây là vừa đẹp vừa đủ. Sự hiện diện sắc sảo nhất của phim là lúc chúng kết thúc.
Phim Mỹ dựng về Nhật nhưng nó ko bị phù phiếm nông cạn một chiều hay thiên kiểu zai tây lông thám hiểm đông phương bí ẩn rồi đem lòng yêu nữ thần bản địa, dù là 1 câu chuyện dựa trên cách nhìn của anh chàng hoa tiêu người Anh về Nhật Bản, nhưng văn hoá Nhật thực sự đã dần cảm hoá được anh chàng man-di này, đi từ một kẻ cao ngạo coi thường phương Đông, hành xử thô lậu, tới 1 người dần biết lễ nghi phép tắc và tôn trọng những nét văn hoá độc đáo và bề sâu khó lường của tâm hồn Nhật:
– Ở đây người ta tin rằng mỗi người đàn ông đều có 3 trái tim:
Một cái ở miệng cho cả thế giới biết
Một cái ở lồng ngực dành cho những người thân cận
Và một cái được chôn sâu trong lòng không ai hay. Đó là cái ông ta phải giấu kỹ, nếu muốn sinh tồn.
Nhân vật lãnh chúa Toranaga là đại diện tiêu biểu của 3 trái tim này và cách ông hy sinh những thứ không ai dám hy sinh, để đạt những thứ mà không ai đạt được thật đáng kinh sợ và đồng thời kính nể tài nắm bắt các cơn gió và nương theo nó như nào hòng đạt tới tham vọng tối cao của ông.
Đạo diễn chọn diễn viên cũng giỏi, kiếm được anh tây trông cực võ biền vào vai John. Từ đầu đến cuối phim là 1 kẻ loser toàn tập, một kẻ hãnh tiến tưởng mình mang ánh sáng văn minh soi rọi Nhật Bản nhưng cuối cùng mới nhận ra mình là 1 thân phận tép riu, 1 con rối trong ván cờ quyền lực của các lãnh chúa Nhật.