You are currently viewing [Review Phim] Bộ Ba Hành Khúc “Hoang Dã”

– Các nhân vật đều có nguyên mẫu ngoài đời-

1. Sách “The last American man”: do Elizabeth Gibert (Eat, Pray, Love) chấp bút về nhân vật hoang dã huyền thoại của nước Mỹ: Eustace Conway.

The Last American Man
The Last American Man

Khó tin là có trang nam tử như vậy còn tồn tại trên cõi đời bon chen này. Đẹp trai, đờn ông lại có máu phiêu lưu từ nhỏ. Lớn lên tách ra khỏi cộng đồng về vùng biên tìm mảnh rừng hoang trở thành người đàn ông hoang dã chốn rừng xanh, sống thì tự cung tự cấp: móc thùng rác tìm đồ ăn thừa hoặc trái cây hỏng mà siêu thị thải ra, săn bắn mặc áo da thú, cắm trại, nuôi trồng gây dựng Đảo Rùa…

The Last American man
The Last American man: Hình ảnh đời thật

Tất nhiên là Tarzan thì phải có Jane, Tarzan Eustace này thì quá quá nhiều Jane toàn em đẹp hot hền, zai cao to hoang dã người quấn da thú, ở trong lều kiểu thổ dân da đỏ thì gái éo nào mà chả mê. Chuyện về Jane chỉ là phần phụ thôi dù các Jane đều có các nét đặc sắc hay ho nhưng chủ yếu vẫn làm nền cho anh chàng huyền thoại này.

The Last American Man
The Last American Man

Chàng ko phải hoang dã lý tưởng kiểu phương Đông là lang thang với gió cùng mây, đêm nằm ngắm trăng sáng với bầu rượu trong tay, coi trời là màn, chiếu là đất, ko màng thế sự, ko bon chen với đời.

Eustace bận rộn làm việc căng thẳng suốt ngày dài tới đêm thâu ở tại Đảo Rùa vùng biên ải, rồi được mời đi thuyết trình về cách chinh phục tự nhiên giống tổ tiên, chả bao giờ thấy thanh thản thư giãn cả, đọc tới những chỗ này cứ nghĩ thế thì vào rừng sống làm gì ở lại chốn phồn hoa còn hơn.

The Last American Man
The Last American Man

Tuy nhiên có những khoảnh khắc đẹp khi chỉ mình anh với rừng, là những đoạn rất hay, kể từ khi là 1 chú nhóc ra suối xem rùa tới khi lớn lên cưỡi ngựa băng rừng rồi vào chốn rừng xanh làm người hoang dã thì “anh có vẻ thanh thản nhất khi anh đang trải nghiệm mối quan hệ riêng tư nhất và mật thiết nhất với rừng hoang”.

Ví như đoạn anh đi ô tô cùng nhà văn vào rừng, 1 đàn nai băng qua đường, có 1 con nai đực cứ đứng đó ko nhúc nhích, dù Eustace nhảy ra khỏi xe đuổi con nai quay vào rừng: anh hú như này:

– Mày đẹp quá, người anh em! Mày đẹp quá! Mày cừ lắm! Tuyệt bỏ xừ.

Rồi Eustace cười, cười mãi. Con nai đực vẫn bám đất, không nhúc nhích. Và rồi anh cũng thôi không nhúc nhích nữa, bị mê mẩn tạm thời tê liệt, nhìn chằm chằm con nai đực. Ko ai động đậy hay hít thở. Cuối cùng anh vỡ òa trước, thoi nắm đấm lên không trung và vận hết sức hét vào màn đêm:

– Tao yêu mày! Mày đẹp quá! Tao yêu mày! Tao Yêu mày! Tao yêu mày!”

2. Phim: Wild – Chuyến Phiêu Lưu Hoang Dã

Nhạc phim hay, nhất là bài “If I could” nổi lên mỗi khi hồi tưởng về người mẹ, tuy nhạc nổi lên cứ hơi đột ngột ko vào từ từ nuột nà. Thich nó có phần vì hồi xưa toàn nằm ún rịu với zai nghe bài này, giờ nghe lại bổi hổi bồi hồi phết.

Reese Witherspoon đóng phim này khá hay. Nàng vào đóng vai Cheryl Strayed – 1 em thất bại trong hôn nhân, lại nghiện ma túy, gia đình thì từ nhỏ lớn lên với mỗi bà mẹ rõ đẹp nhưng có ông bố vũ phu về nhà toàn oánh vợ con. Rồi chả còn gì để mất, Cheryl bỏ đi bụi cả năm trời để tìm lại bản thân, tìm lại ý nghĩa cuộc đời này bằng hành trình đi bộ về nơi hoang dã.

“Tôi biết rằng nếu tôi cho phép nỗi sợ hãi vượt qua mình, cuộc hành trình của tôi sẽ kết thúc. Ở một mức độ lớn, nỗi sợ hãi được sinh ra từ câu chuyện chúng ta tự kể, và vì vậy tôi đã chọn kể cho mình một câu chuyện khác với câu chuyện mà phụ nữ được kể. Tôi quyết định mình an toàn, mạnh mẽ, dũng cảm. Không gì có thể đánh bại tôi.”

Kếm tìm và hoài nghi, tin vào mọi thứ và nghi ngờ mọi thứ, không biết đặt đức tin vào đâu, nên cứ mải miết kiếm tìm trong chuyến phiêu lưu đó. Dần dà cô hiểu ra những tưởng bản thân khao khát tìm một lối thoát, trong khi thực sự những gì cô muốn lại là tìm một lối vào.

Để làm được điều ấy, trong suốt hành trình cô đặt ra câu hỏi có nên tha thứ cho chính mình không bởi mình đã làm những điều không nên làm trong quá khứ. Tới khi chấp nhận và tha thứ thì hoá ra “cuộc sống phức tạp của tôi có thể trở nên đơn giản đến mức đáng kinh ngạc”.

3. Phim “Into The Wild” (đồng tác giả với “Into thin Air”)

Hình ảnh Chris đời thật

Phim này một thời làm mưa làm gió.

Cũng 1 chàng chán vật chất tiện nghi, tiêu hết tiền, quyên hết cho hết, buông bỏ hết, quyết tâm sống kiểu ko còn xu dính túi, lên đường trở về nơi hoang dã. Được hai năm thì chết vì ngộ độc thức ăn. Phong cảnh thiên nhiên trong phim đẹp. Hình ảnh cuối phim là Chris thật ngoài đời, ngồi bên chiếc xe kỳ diệu mỉm cười, cười ở đây rồi chết cũng ở đây.

Hình ảnh Chris trong phim

Các câu chuyện về 3 nhân vật này rất hợp cho những người đang chán chốn phồn hoa, chán cuộc sống bon chen ko lý tưởng, chán tất. Xách mông lên và đi thôi.

Liệu chúng ta ai có đủ can đảm như 3 người này ko: Đi cả năm rồi tìm lại bản thân, cuộc đời sang trang mới, hoặc đi 2 năm ngắm cảnh đẹp chán chê rồi chết vì ngộ độc cây cỏ, hoặc bỏ vào rừng sống như người tiền sử hàng chục năm thì tới giờ chưa chết đã thế gái Hot bu đầy bao người ngưỡng mộ!

Các bạn Mỹ đúng là có cái chất của dân đi chinh phục miền Tây năm xưa, còn gene hoang dã di truyền lại, và vẫn có lý tưởng anh hùng ca lãng mạn nhưng được cái các bạn ko đến nỗi hoang tưởng mà thực thi bản anh hùng ca đó theo cách riêng thực dụng của mình.

Hình ảnh: Google Images

– The End-

Leave a Reply